1. Các Đặc Điểm Của Hương Dừa
Hương dừa là mùi hương không còn quá xa lạ đối với ngành công
nghiệp thực phẩm thực hiện nay. Với hương vị rất thanh mát, tự nhiên, mang lại một
chút cảm giác béo, ngậy mỗi khi chúng ta thưởng thức. Đặc biệt, tinh mùi dừa có
độ bền mùi lâu, chịu được nhiệt tốt.
Tinh mùi dừa có 2 dạng: lỏng hoặc bột, loại bột được ưa chuộng
sử dụng hơn vì nó dễ sử dụng, bảo quản và lưu trữ. Chúng được tinh chế từ những
trái dừa, nên vẫn giữ nguyên được hương vị. Được dùng trong khi chế biến các
món ăn giúp sản phẩm thêm phần hấp dẫn và cuốn hút hơn. Tuy nhiên, tùy theo từng
món ăn khác nhau mà người chế biến sử dụng hàm lượng phù hợp nhất.
2. Cách Sử Dụng Hương Dừa Thực Phẩm
Hương liệu dừa đóng vai trò như phụ gia thực phẩm, hương liệu
thực phẩm, nhằm tạo mùi hương cho thực phẩm. Được sử dụng rộng rãi trong ngành
bánh kẹo, kẹo cao su, nước giải khát các loại đồ uống, bánh ngọt, các loại
siro…
- Dùng trong pha chế đồ uống như cà phê, trà, sữa, chè,… Hãy nhỏ 2 – 3 giọt hương liệu dừa vào lúc pha chế, sản xuất, sẽ làm tăng hương vị đậm đà và tăng cảm giác béo ngậy hơn
- Dùng trong khi làm sữa chua hay các loại kem, có thể thêm 1 – 2 thìa nhỏ hương dừa vào, sau đó để tủ lạnh
- Dùng trong chế biến các món bánh như các loại bánh quy, bánh bông lan, bánh ngọt. Khi nguyên liệu đã được pha chế xong, hãy cho 1 – 2 muỗng dầu dừa làm món bánh sẽ trở nên thơm ngậy và hấp dẫn hơn. Nhưng tùy theo món ăn và lượng nguyên liệu dùng làm bánh để dùng liều lượng phù hợp.
Lưu ý: Khuyến khích cho hương dừa vào giai đoạn cuối
của quá trình sản xuất, sẽ làm tăng độ hiệu quả và phát huy hết tính năng của
hương liệu. Và nên chú ý tăng lực thực phẩm nhiệt độ đảm bảo dưới 70 độ. Tỷ
lệ sử dụng khuyến cáo là 0,01 - 0,1% cho 1 kg sản phẩm.
3. Cách Lựa Chọn
Mua Hương Dừa
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất cũng
như an toàn sức khỏe tiêu dùng, các bạn nên lựa chọn các nhà sản xuất
hương liệu có uy tín, đã được cấp giấy phép lưu thông sản phẩm. Đặc biệt, chỉ
nên sử dụng các loại hương liệu nằm trong danh mục được phép sử dụng.
Người dùng hoặc nhà sản xuất cần tham khảo, nghiên cứu kỹ chỉ
dẫn từ cơ quan chức năng, Bộ y tế về các yếu tố hàm lượng và số lượng hương
liệu thực phẩm được phép sử dụng trong sản phẩm của mình và thực hiện.
Tránh dùng hương liệu cấm sử dụng hoặc lạm dụng hương liệu trong thời gian dài,
gây tác hại đến sức khỏe khó ngờ tới. Tránh xa các loại hương liệu thực phẩm không
có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không được phép lưu thông hoặc được bày bán tại
chợ đen vì chúng có thể chứa hàm lượng các chất gây ung thư, các bệnh về đường
tiêu hóa cho người tiêu dùng.