Hương Liệu Cà Phê mang đến mùi hương đậm vị, hương cà phê rất
tự nhiên, nhằm kích thích sự chú ý của người tiêu dùng. Đây là một hương vị tự
nhiên, quen thuộc với đại đa số người tiêu dùng Việt, đóng vai trò như một chất
xúc tác cho vị giác và cảm quan. Nhiều doanh nghiệp và sản xuất đã và đang đầu
tư tinh mùi cà phê nhằm phát triển những dòng sản phẩm đa dạng phục vụ nhu cầu
khách hàng. Để tìm hiểu kỹ hơn, bài viết cùng các bạn hiểu thêm các mùi được cho
thêm vào tinh mùi cà phê và các ưu điểm sử dụng của nó.
1. Hương Liệu Cà Phê Là Gì ?
Tinh mùi cà phê dùng trong thực phẩm có hương thơm dịu nhẹ, không
quá nồng cũng không quá nhạt, rất vừa phải và có độ bền mùi lâu, chịu nhiệt tốt.
Với thuộc tính ít axit và chứa hàm lượng cafein, các sản phẩm cà phê có tác dụng
duy trì sự tỉnh táo và đánh thức mọi giác quan, giúp tỉnh táo hiệu quả. Hương
thơm cà phê được cảm nhận bởi hai cơ chế khác nhau thông qua việc ngửi trực tiếp
hoặc biết tai – mũi – họng, hương thơm cũng được khếch tán vào các thụ cảm có
trong khoang mũi.
Nó mang mùi thơm đặc trưng của hạt cà phê rang xay tự nhiên.
Các dòng hương cà phê tổng hợp cũng dần trở nên thông dụng và phổ biến trên thị
trường. Hơn nữa, hương liệu cà phê này có thể kết hợp với nhiều loại hương khác
như chocolate, bơ, sữa, hazelnut.. tạo nên mỗi sản phẩm có một nét đặc trưng riêng.
2. Công Dụng Của Hương Liệu Cà Phê
Hương liệu cà phê được ứng dụng đa dạng trong các thực phẩm,
thức uống như các sản phẩm nước uống cà phê đóng lon…Nó đóng vai trò quan trọng
trong ngành công nghiệp cafe giúp các nhà sản xuất dễ dàng thay đổi, tăng cường
màu sắc, mùi vị của cafe. Nâng cao sản phẩm cafe hấp dẫn hơn và dễ dàng tiếp cận
số đông khách hàng.
Hương liệu này có nhiều trong các sản phẩm gói cà phê rang xay
sẵn, nước cafe lon uống liền, viên nén cà phê, cà phê cold brew pha sẵn, cà phê
hòa tan...Hoặc có trong các loại bánh cà phê, kẹo cà phê,... Thực phẩm hương
cafe là cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nhãn hàng trên cả hai thị trường
kinh doanh và sản xuất hương liệu này. Điển hình như thị trường đang bị chiếm
giữ bởi ba đối thủ lớn trong lĩnh vực sản xuất cà phê là Vinacafe (38%),
Nescafe (32%) và G7 (23%).
3. Các Hương Liệu Có Thể Kết Hợp Với Hương Cà Phê
- Hương vị mạch nha: dùng trong ngũ cốc rang và mùi bánh nướng. Hoặc tinh chế thành đường mạch nha phết lên bánh mì nướng
- Hương vị Caramel: có mùi vị đặc trưng của của kẹo hoặc si-rô. Trong bản thân hạt cà phê vốn đã có chứa các loại đường maltose, khi bị caramel hóa trong quá trình rang và nếu nhiệt độ vừa phải, thì các loại đường này có thể được biến đổi bởi nhiệt và tạo thành caramel đồng thời tỏa mùi hương rất đặc trung.
- Hương chocolate: Tuy cà phê hiếm khi có hương vị socola mạnh. Nhưng một số giống cà phê trồng ở Mỹ Trung và Yemen có hương thơm riêng biệt của socola - hương vị thơm ngọt xen lẫn chua.
- Mùi vị của trái cây họ cam, quýt: Cà phê khi rang kết hợp với vị của trái cây họ cam quýt chin, sẽ thường thấy trong các giống cà phê cao cấp. Như loại cà phê Arabica , Moka, cartimor,...có hương vị thơm dịu và chua nhẹ.
- Mùi các loại hoa nhỏ Floral: bao gồm hương của hoa kim ngân hoa, hoa nhài, hoa bồ công anh và hoa cây tầm ma hòa quyện trong hương của ly cà phê.
- Mùi của rau thơm, thảo dược: mùi hương từ cánh đồng lúa xanh, từ vườn trồng các loại thảo mộc, mùi dưới tán lá rừng, mùi của hạt, quả còn xanh còn xanh. Khi rang cafe không đậm màu, tức vẫn còn 10% thông 12% độ ẩm trong quá trình chế biến, thì sẽ ngửi thấy mùi thảo dược này.