Giới Thiệu Blog Mùi Thực Phẩm

Cách Sử Dụng Hương Dừa Thực Phẩm Lên Mùi Chuẩn Và An Toàn

 
Cách Sử Dụng Hương Dừa Thực Phẩm

Cách Sử Dụng Hương Dừa Thực Phẩm trong chế biến các loại món ăn như thế nào không phải ai cũng nắm được. Khi dùng cần cẩn trọng vì có thể gây bay mùi và giảm chất lượng sản phẩm. Hương dừa là hương khá thân thuộc trong công nghiệp thực phẩm và được ứng dụng khá đa dạng trong nhiều loại mặt hàng. Để tối ưu hóa sử dụng hương dừa trong thực phẩm, xin mời các bạn cùng bài viết tìm hiểu các đặc điểm của hương dừa cũng như các tác dụng hữu ích của nó.

1. Các Đặc Điểm Của Hương Dừa

Hương dừa là mùi hương không còn quá xa lạ đối với ngành công nghiệp thực phẩm thực hiện nay. Với hương vị rất thanh mát, tự nhiên, mang lại một chút cảm giác béo, ngậy mỗi khi chúng ta thưởng thức. Đặc biệt, tinh mùi dừa có độ bền mùi lâu, chịu được nhiệt tốt.

Tinh mùi dừa có 2 dạng: lỏng hoặc bột, loại bột được ưa chuộng sử dụng hơn vì nó dễ sử dụng, bảo quản và lưu trữ. Chúng được tinh chế từ những trái dừa, nên vẫn giữ nguyên được hương vị. Được dùng trong khi chế biến các món ăn giúp sản phẩm thêm phần hấp dẫn và cuốn hút hơn. Tuy nhiên, tùy theo từng món ăn khác nhau mà người chế biến sử dụng hàm lượng phù hợp nhất.

Hương Dừa

2. Cách Sử Dụng Hương Dừa Thực Phẩm

Hương liệu dừa đóng vai trò như phụ gia thực phẩm, hương liệu thực phẩm, nhằm tạo mùi hương cho thực phẩm. Được sử dụng rộng rãi trong ngành bánh kẹo, kẹo cao su, nước giải khát các loại đồ uống, bánh ngọt, các loại siro…

  • Dùng trong pha chế đồ uống như cà phê, trà, sữa, chè,… Hãy nhỏ 2 – 3 giọt hương liệu dừa vào lúc pha chế, sản xuất, sẽ làm tăng hương vị đậm đà và tăng cảm giác béo ngậy hơn
  • Dùng trong khi làm sữa chua hay các loại kem, có thể thêm 1 – 2 thìa nhỏ hương dừa vào, sau đó để tủ lạnh
  • Dùng trong chế biến các món bánh như các loại bánh quy, bánh bông lan, bánh ngọt. Khi nguyên liệu đã được pha chế xong, hãy cho 1 – 2 muỗng dầu dừa làm món bánh sẽ trở nên thơm ngậy và hấp dẫn hơn. Nhưng tùy theo món ăn và lượng nguyên liệu dùng làm bánh để dùng liều lượng phù hợp.

Lưu ý: Khuyến khích cho hương dừa vào giai đoạn cuối của quá trình sản xuất, sẽ làm tăng độ hiệu quả và phát huy hết tính năng của hương liệu. Và nên chú ý tăng lực thực phẩm nhiệt độ đảm bảo dưới 70 độ. Tỷ lệ sử dụng khuyến cáo là 0,01 - 0,1% cho 1 kg sản phẩm.

Công Dụng Hương Dừa

3. Cách Lựa Chọn Mua Hương Dừa

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất cũng như an toàn sức khỏe tiêu dùng, các bạn nên lựa chọn các nhà sản xuất hương liệu có uy tín, đã được cấp giấy phép lưu thông sản phẩm. Đặc biệt, chỉ nên sử dụng các loại hương liệu nằm trong danh mục được phép sử dụng.

Người dùng hoặc nhà sản xuất cần tham khảo, nghiên cứu kỹ chỉ dẫn từ cơ quan chức năng, Bộ y tế về các yếu tố hàm lượng và số lượng hương liệu thực phẩm được phép sử dụng trong sản phẩm của mình và thực hiện. Tránh dùng hương liệu cấm sử dụng hoặc lạm dụng hương liệu trong thời gian dài, gây tác hại đến sức khỏe khó ngờ tới. Tránh xa các loại hương liệu thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không được phép lưu thông hoặc được bày bán tại chợ đen vì chúng có thể chứa hàm lượng các chất gây ung thư, các bệnh về đường tiêu hóa cho người tiêu dùng.

Xem thêm: HƯƠNG LIỆU THỰC PHẨM LÀ GÌ ? PHÂN LOẠI VÀ CÁCH SỬ DỤNG AN TOÀN NHẤT

Hương Cam Là Gì ? Cách Sử Dụng An Toàn Và Chuẩn Nhất

 
Hương Cam Là Gì

Hương Cam Là Gì ? Đây là hương vị không còn quá xa lạ trong ngành công nghiệp thực phẩm cũng như đời sống hằng ngày. Nó được ưa chuộng sử dụng nhờ vị hương thơm tươi mát, dịu nhẹ và cực kì rất sản khoái. Một số người dùng hiện nay có thể chưa hiểu rõ hương cam là gì, gồm những gì cũng như tất tần tật công dụng của nó. Đặc biệt, xin mời các bạn cùng bài viết tìm hiểu cách sử dụng hương cam đúng cách và chuẩn nhất.

1. Hương Cam Là Gì ?

Hương cam với hương thanh khiết, dịu nhẹ, rất sản khoái, cấu trúc dầy, tròn vị giữ được mùi vị thơm, đặc trưng của cam và rất bền mùi, chịu nhiệt tốt. Hương cam được chiết xuất từ những thành phần tự nhiên quả cam, vì thế, nó giữ được hương vị đặc trưng của quả cam. Hương cam tổng hợp hiện nay được ứng dụng rộng rãi vào ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm. 

Người dùng có thể an tâm rằng loại hương liệu này đã qua kiểm định và đảm bảo an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng. Các nghiên cứu bởi các chuyên gia về hương liệu thực phẩm giúp phát huy tối đa ưu điểm của hương liệu. Có giấy chứng nhận chất lượng và chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc, sản phẩm được nhập khẩu từ những nhà hương thực phẩm hàng đầu thế giới như: Pháp, Bỉ, Mỹ, Hàn Quốc,…

Cam là loài cây ăn quả cùng họ với bưởi, quýt. Quả của nó nhỏ hơn quả bưởi, vỏ mỏng, khi chín thường có màu da cam, có vị ngọt hoặc hơi chua. Loài cam là một cây lai được trồng từ xưa, có thể lai giống giữa loài bưởi (Citrus maxima) và quýt (Citrus reticulata). Đây là cây nhỏ, cao đến khoảng 10m, có cành gai và lá thường xanh dài khoảng 4-10 cm. Cam bắt nguồn từ Đông Nam Á, có thể từ Ấn Độ, Việt Nam hay miền nam Trung Quốc.

Tinh Mùi Cam

2. Công Dụng Của Hương Cam

Hương cam tổng hợp hiện đang có dạng bột và dạng lỏng. Nó đóng vai trò như phụ gia thực phẩm, là hương liệu thực phẩm nhằm hỗ trợ tạo mùi hương cho thực phẩm. Điển hình như sử dụng trong ngành bánh kẹo, kẹo cao su, nước giải khát các loại đồ uống, bánh ngọt, các loại siro hương cam,...

Các nhãn hiệu hương cam thực tế đang cung cấp trên thị trường như nước cam Fanta, mirinda cam, Twiter cam, sữa chua uống Betagen, sữa Nitri boost hương cam, sữa hương cam Yosmost, sữa cam Vinamilk, nước ép cam Vfresh, kẹo Mentos cam, kẹo Welley hương cam, kẹo Doublemint hương cam, bánh Hura hương cam, kẹo Sugus cam,  sủi Multivitamin hương cam, sủi Myvita hương cam, sủi Bocalex hương cam,…

Bánh Hương Cam

3. Cách Sử Dụng Hương Cam Đúng Cách

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất cũng như an toàn sức khỏe tiêu dùng, các bạn nên lựa chọn các nhà sản xuất hương liệu có uy tín, đã được cấp giấy phép lưu thông sản phẩm. Đặc biệt, chỉ nên sử dụng các loại hương liệu nằm trong danh mục được phép sử dụng.

Người dùng hoặc nhà sản xuất cần tham khảo, nghiên cứu kỹ chỉ dẫn từ cơ quan chức năng, Bộ y tế về các yếu tố hàm lượng và số lượng hương liệu thực phẩm được phép sử dụng trong sản phẩm của mình và thực hiện. Tránh dùng hương liệu cấm sử dụng hoặc lạm dụng hương liệu trong thời gian dài, gây tác hại đến sức khỏe khó ngờ tới. Tránh xa các loại hương liệu thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không được phép lưu thông hoặc được bày bán tại chợ đen vì chúng có thể chứa hàm lượng các chất gây ung thư, các bệnh về đường tiêu hóa cho người tiêu dùng.

Cách Dùng Đúng Cách

Xem thêm: HƯƠNG LIỆU THỰC PHẨM LÀ GÌ ? PHÂN LOẠI VÀ CÁCH SỬ DỤNG AN TOÀN NHẤT

Hương Liệu Cà Phê Có Thể Kết Hợp Với Các Loại Hương Vị Nào ?

Hương Liệu Cà Phê

Hương Liệu Cà Phê mang đến mùi hương đậm vị, hương cà phê rất tự nhiên, nhằm kích thích sự chú ý của người tiêu dùng. Đây là một hương vị tự nhiên, quen thuộc với đại đa số người tiêu dùng Việt, đóng vai trò như một chất xúc tác cho vị giác và cảm quan. Nhiều doanh nghiệp và sản xuất đã và đang đầu tư tinh mùi cà phê nhằm phát triển những dòng sản phẩm đa dạng phục vụ nhu cầu khách hàng. Để tìm hiểu kỹ hơn, bài viết cùng các bạn hiểu thêm các mùi được cho thêm vào tinh mùi cà phê và các ưu điểm sử dụng của nó.

1. Hương Liệu Cà Phê Là Gì ?

Tinh mùi cà phê dùng trong thực phẩm có hương thơm dịu nhẹ, không quá nồng cũng không quá nhạt, rất vừa phải và có độ bền mùi lâu, chịu nhiệt tốt. Với thuộc tính ít axit và chứa hàm lượng cafein, các sản phẩm cà phê có tác dụng duy trì sự tỉnh táo và đánh thức mọi giác quan, giúp tỉnh táo hiệu quả. Hương thơm cà phê được cảm nhận bởi hai cơ chế khác nhau thông qua việc ngửi trực tiếp hoặc biết tai – mũi – họng, hương thơm cũng được khếch tán vào các thụ cảm có trong khoang mũi.

Nó mang mùi thơm đặc trưng của hạt cà phê rang xay tự nhiên. Các dòng hương cà phê tổng hợp cũng dần trở nên thông dụng và phổ biến trên thị trường. Hơn nữa, hương liệu cà phê này có thể kết hợp với nhiều loại hương khác như chocolate, bơ, sữa, hazelnut.. tạo nên mỗi sản phẩm có một nét đặc trưng riêng.

Hương Liệu Cà Phê

2. Công Dụng Của Hương Liệu Cà Phê

Hương liệu cà phê được ứng dụng đa dạng trong các thực phẩm, thức uống như các sản phẩm nước uống cà phê đóng lon…Nó đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp cafe giúp các nhà sản xuất dễ dàng thay đổi, tăng cường màu sắc, mùi vị của cafe. Nâng cao sản phẩm cafe hấp dẫn hơn và dễ dàng tiếp cận số đông khách hàng.

Hương liệu này có nhiều trong các sản phẩm gói cà phê rang xay sẵn, nước cafe lon uống liền, viên nén cà phê, cà phê cold brew pha sẵn, cà phê hòa tan...Hoặc có trong các loại bánh cà phê, kẹo cà phê,... Thực phẩm hương cafe là cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nhãn hàng trên cả hai thị trường kinh doanh và sản xuất hương liệu này. Điển hình như thị trường đang bị chiếm giữ bởi ba đối thủ lớn trong lĩnh vực sản xuất cà phê là Vinacafe (38%), Nescafe (32%) và G7 (23%).

Công Dụng Cà Phê

3. Các Hương Liệu Có Thể Kết Hợp Với Hương Cà Phê

  • Hương vị mạch nha: dùng trong ngũ cốc rang và mùi bánh nướng. Hoặc tinh chế thành đường mạch nha phết lên bánh mì nướng
  • Hương vị Caramel: có mùi vị đặc trưng của của kẹo hoặc si-rô. Trong bản thân hạt cà phê vốn đã có chứa các loại đường maltose, khi bị caramel hóa trong quá trình rang và nếu nhiệt độ vừa phải, thì các loại đường này có thể được biến đổi bởi nhiệt và tạo thành caramel đồng thời tỏa mùi hương rất đặc trung.
  • Hương chocolate: Tuy cà phê hiếm khi có hương vị socola mạnh. Nhưng một số giống cà phê trồng ở Mỹ Trung và Yemen có hương thơm riêng biệt của socola - hương vị thơm ngọt xen lẫn chua.
  • Mùi vị của trái cây họ cam, quýt: Cà phê khi rang kết hợp với vị của trái cây họ cam quýt chin, sẽ thường thấy trong các giống cà phê cao cấp. Như loại cà phê Arabica , Moka, cartimor,...có hương vị thơm dịu và chua nhẹ.
  • Mùi các loại hoa nhỏ Floral: bao gồm hương của hoa kim ngân hoa, hoa nhài, hoa bồ công anh và hoa cây tầm ma hòa quyện trong hương của ly cà phê.
  • Mùi của rau thơm, thảo dược: mùi hương từ cánh đồng lúa xanh, từ vườn trồng các loại thảo mộc, mùi dưới tán lá rừng, mùi của hạt, quả còn xanh còn xanh. Khi rang cafe không đậm màu, tức vẫn còn 10% thông 12% độ ẩm trong quá trình chế biến, thì sẽ ngửi thấy mùi thảo dược này.

Hương Vanilla Là Gì ? Công Dụng Và Có Gây Độc Hại Nào Không ?

 
Hương Vanilla Là Gì

Hương Vanilla Là Gì ? Đây là hương vị khá quen thuộc không chỉ ở phương Đông mà còn ở khắp thế giới trong các công thức làm bánh, nấu chè,...Với hương thơm ngọt dịu, nhẹ nhàng, mùi vani được ưa chuộng sử dụng trong công nghiệp thực phẩm. Để tối ưu hóa sử dụng hương Vanilla, hãy cùng bài viết sau đây tìm hiểu tất tần tật công dụng của vani, tại sao nên sử dụng trong làm bánh và Vanilla có nguồn gốc, xuất xứ từ đâu. Hy vọng bài viết mang đến thông tin hữu ích đến các bạn.

1. Hương Vanilla Là Gì ?

Vanilla hay còn được gọi một cách phổ biến là vani, đây là một loại gia vị khá đắt tiền thứ hai thế giới chỉ sau gia vị hoa nghệ tây. Bởi chúng tốn rất nhiều công sức của người gia công để sản xuất. Tuy nhiên, Vani là một loại hương liệu vô cùng thân quen trong làm bánh, nấu chè hoặc kem. Vani có một mùi hương ngọt ngào, dịu nhẹ rất đặc trưng giúp tăng thêm độ thơm cho món ăn.

Hiện nay, trên thị trường hiện nay có bán 3 dạng vani đó là: dạng bột, trái nguyên và dạng tinh dầu. Trong đó, vani dạng bột được ưa chuộng sử dụng hơn. Vì nó tiện lợi trong việc lưu trữ, bảo quản và sử dụng. Loại bột vani có màu trắng ngà, tán mịn, dễ hòa tan trong nước, khi nếm thử có vị ngọt thanh và mùi thơm dễ chịu.

1.1. Nguồn gốc của Vani

Vani được chiết xuất từ quả một loại lan dây leo (Vanilla planifolia - Vanilla frazan) thuộc họ Orchidaceae. Đây là loại cây này được trồng nhiều ở Mexico, Tahiti, Madagascar, Indonesia, Trung Quốc. Thực tế, Vani được cho là bắt nguồn từ Mexico và đến khoảng năm 1520, vani được đưa đến châu Âu để làm thức uống socola cho giới hoàng gia, quý tộc.

Về điều chế, người ta sẽ thu hoạch quả vani khoảng 5 – 6 tháng sau khi ra hoa sẽ được thụ phấn bằng tay. Quả vani được đem đi ủ trong vòng 6 tháng để lên men rồi được trữ trong những chiếc hộp thiếc được lót giấy nến trước khi xuất đi tiêu thụ. Trong quá trình quả lên men và ủ dưới điều kiện đặc biệt, tinh chất vani tự nhiên cùng với hơn 250 thành phần tự nhiên có sẵn trong quả sẽ phản ứng với nhau, tạo nên mùi thơm độc đáo. Quy trình điều chế và sản xuất khá kỳ công nên vani nguyên chất có giá thành rất đắt.

Quả Vani

2. Công Dụng Của Hương Vanilla

Trong thực phẩm, Vanilla kích thích món ăn trở nên hấp dẫn và tang vị giác hơn. Nhỏ giọt một chút vani thì thành phẩm sẽ trở nên thơm ngon và ngọt ngào hơn cho các món kem, bánh ngọt…. Nó còn được dùng để pha chế một số món đồ uống khác như cocktail, trà, cà phê,...

Trong ngành công nghiệp nước hoa, bởi vani bởi hương thơm tinh khiết, tinh tế và có thể dễ dàng kết hợp với các loại hương vị khác, nên được dùng để tạo ra thứ nước hoa có khả năng tạo sự chú ý mạnh mẽ. Nó còn được dùng để tạo hương thơm cho sản phẩm trong công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm. Đối với dạng tinh dầu vani còn được sử dụng như một bài thuốc giảm đau, kháng viêm, điều trị các chứng đau răng và viêm loét dạ dày, cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ, chữa chứng trầm cảm và lo lắng.

Vani Làm Bánh

3. Tại Sao Nên Dùng Hương Vani Trong Làm Bánh

Đối với các chị em, ống vani không còn xa lạ khi làm món ngọt hay các loại bánh. Vani đóng vai trò là chất tạo mùi thơm. Mùi thơm của bánh đóng vai trò quan trọng độ ngon của bánh. Không thể thiếu đi mùi thơm quyến rũ và kích thích khứu giác của người thưởng thức. Vani còn được dùng làm các món kem giải nhiệt cho những ngày nóng bức.

Ống Vani

4. Bột Vani Có Độc Không ?

Bột Vani được đánh giá là an toàn sử dụng trong thực phẩm với liều lượng cho phép, không nên quá lạm dụng. Bên cạnh đó, cũng cần tránh mua nhầm loại bột vani không rõ nguồn gốc với giá rất rẻ. Nếu như sử dụng phải những sản phẩm chứa hóa chất độc hại thì có thể gây hại cho sức khỏe của bạn và gia đình. Tinh dầu vani tự nhiên được dùng như một loại thảo dược nhằm giảm căng thẳng và còn có thể giúp cải thiện đáng kể khả năng hô hấp của trẻ sinh non.

Xem thêm: HƯƠNG LIỆU THỰC PHẨM LÀ GÌ ? PHÂN LOẠI VÀ CÁCH SỬ DỤNG AN TOÀN NHẤT

Hương Liệu Thực Phẩm Là Gì ? Phân Loại Và Cách Sử Dụng An Toàn Nhất

 


Hương Liệu Thực Phẩm Là Gì ? Đây là thành phần không còn quá xa lạ trong công nghiệp thực phẩm và đời sống hằng ngày. Nó có thể là hương liệu thiên nhiên hay hóa học, nhằm làm tăng hương vị món ăn, kích thích vị giác. Để tìm hiểu kỹ hơn về độ an toàn sử dụng, xin mời các bạn cùng bài viết tìm hiểu các loại hương liệu thực phẩm được phép dùng hiện nay, các công dụng hữu ích. Và giải mã thắc mắc liệu sử dụng chúng có an toàn hay không.

1. Hương Liệu Thực Phẩm Là Gì ?

Hương liệu thuộc nhóm phụ gia thực phẩm, được xem là nguyên liệu bổ sung vào thực phẩm để tác động, điều chỉnh hoặc làm tăng hương vị của thực phẩm. Nhóm hương liệu này bao gồm nhiều các chất khác như  các chất chỉ đơn thuần tạo vị ngọt, chua hay mặn (như đường, dấm hoặc muối ăn) hay các chất điều vị. Hương liệu bao gồm các chất tạo hương, phức hợp tạo hương tự nhiên, hương liệu dùng trong chế biến nhiệt hoặc hương liệu dạng khói và hỗn hợp của chúng.

Hương liệu dùng trong thực phẩm được xem là một nhánh nhỏ của nhóm phụ gia thực phẩm. Các phụ gia phổ biến được biết đến để cải thiện hương vị cũng như bảo quản thực phẩm,…Điển hình như các chất bảo quản, chất điều vị, các loại axit, chất chống oxy hóa, chất tạo màu thực phẩm,… Các chất này được gọi với tên gọi chung là phụ gia thực phẩm.

Hương Liệu Thực Phẩm

1.1. Lợi ích của hương liệu thực phẩm

Tác dụng chủ yếu cung cấp hương vị giống như hương vị của một chất khác, làm đậm đà những đặc tính ngọt, chua, nồng,... hơn.  Theo thông tư của Bộ Y Tế quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm thì hương liệu là các sản phẩm được bổ sung vào thực phẩm để tác động, điều chỉnh hay làm tăng hương vị của thực phẩm.

Không chỉ có công dụng tạo mùi cho thực phẩm, mà còn giúp món ăn trở nên ngon miệng, đậm đà mà còn kích thích các giác quan của người sử dụng. Đồng thời, đối với những món ăn có mùi khó chịu, hương liệu thực phẩm sẽ đóng vai trò điều chỉnh hoặc lấn át những mùi hương này để người tiêu dùng dễ sử dụng hơn. Ngoài những hương liệu cơ,  chúng đã được mở rộng đa dạng hơn. Điển hình như hương thịt, hương cá, hương tôm đóng vai trò rất quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm. Chúng thường xuất hiện ở các sản phẩm như xúc xích, cá viên, bò viên,…

Lợi Ích Dùng Hương Liệu

2. Phân Loại Hương Liệu Thực Phẩm

Hương liệu thực phẩm được phân loại dựa vào nhiều yếu tố, điển hình như trạng thái, nguồn gốc, nhóm hương. Về trạng thái, có hai loại chính gồm hương liệu dạng lỏng và dạng bột. Dạng bột hiện nay được ưa chuộng hơn vì tính bền nhiệt và sự tiện lợi trong vận chuyển, lưu trữ và sử dụng.

Mỗi nhóm hương liệu cũng sẽ được chia theo các nhóm hương khác nhau. Như hương cà phê, trà, hương sữa, vani, hương thịt, hương hải sản, hương trái cây, hương thức ăn chăn nuôi, hương cho dược phẩm, hương cho nước chấm, sốt...Còn về nguồn gốc: Hiện nay, hương liệu thực phẩm được chia làm 2 loại: hương liệu phụ gia tự nhiên hoặc hương liệu phụ gia nhân tạo. Hay còn được gọi là nguồn gốc tự nhiên và loại được tổng hợp từ các loại hóa chất.

2.1. Hương liệu thực phẩm tự nhiên

Chúng có nguồn gốc tự nhiên, thường sẽ được chiết xuất từ trái cây, ca cao, cà phê… và phải trải qua một quá trình điều chế lâu dài, nghiêm ngặt. Được tạo ra bởi những quá trình xử lý vật lý, enzym và vi sinh, các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật hay động vật ở dạng thô. Nó trải qua những phương pháp xử lý thông thường dùng trong việc chuẩn bị thực phẩm.

Bởi vì được làm 100% từ thiên nhiên nên nó có chất lượng tốt nhất và an toàn cho sức khỏe nhất, đồng thời khả năng tạo hương vị cũng rất tốt. Tuy nhiên, phải tiêu tốn một lượng nguyên liệu rất lớn để tạo ra chúng và sẽ bị tiêu hao đáng kể trong quá trình chưng cất. Vì thế, giá thành loại này thường đắt hơn rất nhiều so với loại còn lại.

Hương Liệu Tự Nhiên

2.2. Hương liệu thực phẩm hóa học nhân tạo

Hương liệu thực phẩm tổng hợp được tạo nên từ các loại axit hữu cơ. Nó được trải qua quá trình chiết tách sẽ cho ra sản phẩm cuối cùng có màu sắc và hương vị rất giống với sản phẩm tự nhiên và được phép sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm. Được điều chế thông qua công nghệ sản xuất tiên tiến, dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn hương liệu tự nhiên

Tuy nhiên, chúng không thể đạt được chất lượng và độ an toàn cao như hương liệu tự nhiên. Do đạt hiệu quả cao và giá thành rẻ chính nên chúng được sử dụng phổ biến trong công nghiệp chế biến bánh kẹo, thức uống, thực phẩm đóng hộp… 

Hương Liệu Tổng Hợp

3. Cách Sử Dụng Hương Liệu Một Cách An Toàn

Theo Bộ Y Tế và các văn bản pháp quy về tiêu chuẩn hương liệu thực phẩm khuyến cáo chỉ sử dụng hương liệu thực phẩm theo đúng hàm lượng và số lượng được phép sử dụng trong sản phẩm. Riêng hương liệu vani nhà sản xuất cần nghiên cứu văn bản quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Y Tế ban hành. Hương liệu thực phẩm hoàn toàn an toàn nếu đạt qua các vòng kiểm nghiệm của Bộ Y Tế và nhà sản xuất thực phẩm sử dụng hương liệu với tỷ lệ phù hợp.

Để đảm bảo an toàn, người tiêu dùng chỉ nên mua những hương liệu rõ nguồn gốc, nơi mua uy tín và nhiều năm hoạt động. Không mua những nơi bày bán tại các nơi tiêu thụ đen vì chúng có thể chứa hàm lượng các chất gây ung thư, các bệnh về đường tiêu hóa cho người tiêu dùng. Tất cả các chất tạo mùi, hương đều buộc phải trải qua kiểm nghiệm để xác định sự vô hại của. Lưu ý không nên lạm dụng hay sử dụng lượng lớn trong thời gian dài vì có thể gây mất mùi tự nhiên của thực phẩm và gây hại đến sức khỏe tiêu dùng.